CÂY ĐỊA LAN GIỐNG |
2. Sang chậu: khi chậu cũ không còn khoảng trống cho cây phát triển, rễ lồi lên giá thể và bám vượt ra thành chậu, khi giá thể bị phân hủy hết hoặc có hiện tượng ứ nước trong chậu.
+ Chuyển cả cây từ chậu nhỏ sang chậu có kích thước lớn. Cắt bỏ rễ hư, bỏ giả thể cũ, thêm giá thể mới cho tới 1/4-1/3 giả hành, tưới đẫm 1 lần. Đặt trong mát 5-7 ngày không tưới, giúp cây thích nghi và hạn chế hư rễ. Sau 2-3 tuần tiến hành chăm sóc theo quy trình.
3. Trồng mới: thường tiến hành vào tháng mùa khô.
+ Cây con cấy mô sau khi huấn luyện 4 tuần, chuyển sang khay ươm với giá thể là dớn sợi nhỏ hoặc xơ dừa được loại bỏ chất mặn và chát. Cây được phủ ½ chiều dài rễ trong giá thể, tưới nước vừa đủ, loại bỏ cây bệnh.
+ Cây con được đặt trung tâm chậu, túi trồng, và rễ được dàn đều ra các phía, giá thể mới được phủ đến ngang gốc rễ, nén giá thể giúp cây đứng vững, tưới nước đẫm 1 lần. Đặt cây nơi mát 5-10 ngày, không tưới giúp giảm sự hư rễ. Sau 2-3 tuần, rễ mới sẽ phát triển và cây phục hồi màu xanh. Tiến hành chăm sóc theo quy trình.
+ Cây tách chiết được đặt trung tâm chậu và rễ được dàn đều ra các phía, giá thể mới được phủ đến 1/4-1/3 giả hành, nén giá thể giúp cây đứng vững, tưới nước đẫm 1 lần. Đặt cây nơi mát 5-10 ngày, không tưới nước giúp giảm sự hư rễ. Sau 2-3 tuần, rễ mới sẽ phát triển và cây phục hồi màu xanh. Tiến hành chăm sóc theo quy trình.
Thành phần và tỉ lệ vật liệu trong giá thể mới phải gần tương đương với giá thể cũ, sự khác biệt quá lớn sẽ gây tổn hại rễ. Vệ sinh dụng cụ và tay chân sau mỗi lần trồng thật kỹ. Vi rút gây bệnh cho địa lan dễ lây nhiễm trong thời điểm trồng vì vậy phải loại bỏ cây bệnh triệt để.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét