BÀI NỔI BẬT
Trồng Lan Cattleya
Cattleya Lan Cattleya có vẻ đẹp đài các, kiêu sa và đặc biệt có mùi hương rất quyến rũ đang trở thành thú chơi thượng đẳng của những n...

Hiển thị các bài đăng có nhãn KỸ THUẬT TRỒNG ĐỊA LAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KỸ THUẬT TRỒNG ĐỊA LAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015
BỆNH HẠI CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 3 (Bệnh thán thư - Colletotrichum spp )
![]() |
Colletotrichum spp. |
BỆNH HẠI CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 2 (Bệnh thối chồi non và giả hành do nấm Fusarium sp)
![]() |
Fusarium sp |
- Trên lá: Lá bị bệnh có sự chuyển màu trên các mô lá còn non từ xanh chuyển sang vàng nâu, cong queo, dị hình. Ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe không rõ ràng. Khi thời tiết ẩm, trên mô bệnh xuất hiện những sợi nấm trắng như tơ nhện.
- Trên giả hành: Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ, bẹ lá ôm giả hành có màu nâu đen, ấn nhẹ giả hành bị nhiễm bệnh vẫn cứng, sau đó vết bệnh lớn dần làm khô tóp đoạn thân gần gốc và cổ rễ, thân gốc có màu đen. Khi xẻ dọc giả hành, mô bệnh có màu vàng cam sũng nước, có mùi hôi nhẹ nhưng không thối nhũn. Cây con thường chết sau 2-3 tuần bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
Không dùng cây giống tách từ chậu có triệu chứng bệnh, xử lý cây giống trước khi trồng, tiêu hủy triệt để cây bệnh, không dùng lại giá thể cũ.
Các chậu cần được cách ly với mặt đất bằng màng phủ hoặc bạt có kê gạch, đá
Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Iprodine, Thiophanate-Methyl, Metalaxyl + Mancozeb phun vào gốc theo liều lượng khuyến cáo.
BỆNH HẠI CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 1 ( Bệnh thối chồi non và hư giả hành do nấm Phytophthora sp )
![]() |
Bệnh thối chồi non và hư giả hành do nấm Phytophthora sp |
- Giả hành: Có bẹ lá gần ngọn bị hư với màu nâu đen. Khi xẻ dọc, mô bên trong giả hành bị thâm đen ở gần gốc, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe khá rõ ràng, có mùi hôi nhẹ nhưng không thối nhũn.
- Chồi và phát hoa: Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ dạng hình bất định, ủng nước màu nâu đen, bệnh có thể hình thành dịch trong điều kiện có ẩm độ cao (giọt nước, giọt sương, mưa phùn) và nhiệt độ thấp (trên dưới 200C), ở gốc phát hoa không nhày nhưng vẫn úng nước và ngửi có mùi hôi nhẹ. Thời tiết khô, vết bệnh khô lại và có màu xanh đen, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe được phân biệt khá rõ ràng.
Sự phát triển của bệnh theo qui luật: từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Có thể dùng tay rút phát hoa hoặc chồi bệnh lên một cách dễ dàng.
- Biện pháp phòng trừ:
Hạn chế ẩm độ bằng chế độ tưới hợp lý, lợp mái che mưa làm giảm lượng mưa trực tiếp xuống chậu cây, không đặt cây quá dày, tiêu hủy cây bệnh, chậu bệnh triệt để.
Sử dụng thuốc Chitosan (Biogreen 4.5 SL) để phòng trừ bệnh. Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ: Matalaxyl + Mancozeb; Fosetyl –Aluminium, Metalaxyl
- Chồi và phát hoa: Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ dạng hình bất định, ủng nước màu nâu đen, bệnh có thể hình thành dịch trong điều kiện có ẩm độ cao (giọt nước, giọt sương, mưa phùn) và nhiệt độ thấp (trên dưới 200C), ở gốc phát hoa không nhày nhưng vẫn úng nước và ngửi có mùi hôi nhẹ. Thời tiết khô, vết bệnh khô lại và có màu xanh đen, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe được phân biệt khá rõ ràng.
Sự phát triển của bệnh theo qui luật: từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Có thể dùng tay rút phát hoa hoặc chồi bệnh lên một cách dễ dàng.
- Biện pháp phòng trừ:
Hạn chế ẩm độ bằng chế độ tưới hợp lý, lợp mái che mưa làm giảm lượng mưa trực tiếp xuống chậu cây, không đặt cây quá dày, tiêu hủy cây bệnh, chậu bệnh triệt để.
Sử dụng thuốc Chitosan (Biogreen 4.5 SL) để phòng trừ bệnh. Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ: Matalaxyl + Mancozeb; Fosetyl –Aluminium, Metalaxyl
SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 4 (Ốc sên, nhớt: Zonitoides arboreus, Achatina fullica Deroceras laeve)
![]() |
ỐC SÊN |
Tập tính sinh sống và gây hại: Sên, nhớt cắn phá rễ non, chồi non và nhất là các phát hoa.
Biện pháp phòng trừ:
Để phòng trừ, tốt nhất nên kết hợp các biện pháp sau:
- Rải vôi bột trên mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây (khi hoa bắt đầu xổ bao), và rải quanh vườn lan 2-3 tháng một lần.
- Bắt giết khi sên nhớt ra ăn vào khoảng 8 giờ tối và vào lúc sáng sớm. Có thể dùng vài loại rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng.
- Để bảo vệ cành hoa, khi hoa sắp xổ bao, dùng 1 túm bông gòn cột chặt quanh gốc cành hoa, có thể dùng 1 tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành 1 cái phễu với phần đáy quay lên trên, dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên, nhớt bò lên theo cành hoa và lọt vào đáy phễu, chúng không thể tìm được cách bò qua thành phễu để lên phía trên nụ hoa.
* Trong việc dùng thuốc trừ sâu, cần chú ý dùng đúng liều lượng, nồng độ đã khuyến cáo cho mỗi loại thuốc. Nên phun vào buổi chiều, sáng hôm sau phải tưới rửa lá, không nên phun vào lúc trời nắng gắt vì dễ làm cháy lá và nhất là các phát hoa. Có thể phun phối hợp thuốc phòng trừ sâu với thuốc phòng trừ nấm.
SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 3 (Rầy mềm - Myzus persicea)
![]() |
Rầy mềm - Myzus persicea |
Chúng thường bám và chích hút ở đọt non, mầm hoa và nụ hoa. Rệp sáp và rệp nâu thường hay bám ở mặt dưới lá dọc theo 2 bên mép. Rệp chích hút làm lá, hoa bị lốm đốm nâu, lá dị dạng và không phát triển được hoàn toàn. Chúng còn là tác nhân gây bệnh virus
Biện pháp phòng trừ:
Có thể tham khảo sử dụng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Emamectin benzoate, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran…
VỆ SINH VƯỜN ĐỊA LAN
Vệ sinh vườn, giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ngăn ngừa các tác động bất lợi khác xảy ra trong vườn.
+ Thu nhặt các lá già, lá bệnh tiêu hủy
+ Cách ly cây bệnh, chậu bệnh
+ Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ.
Trên địa lan, vi rút gây bệnh thường lây nhiễm qua vết thương, vết cắt khi chăm sóc, vì vậy dụng cụ làm vườn, dao kéo, cần khử trùng thương xuyên trong lúc làm việc.
+ Thu nhặt các lá già, lá bệnh tiêu hủy
+ Cách ly cây bệnh, chậu bệnh
+ Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ.
Trên địa lan, vi rút gây bệnh thường lây nhiễm qua vết thương, vết cắt khi chăm sóc, vì vậy dụng cụ làm vườn, dao kéo, cần khử trùng thương xuyên trong lúc làm việc.
BÓN PHÂN QUA GỐC CHO ĐỊA LAN
![]() |
PHÂN BÓN CHẬM TAN CÓ KIỂM SOÁT |
Bón phân qua gốc: thường sử dụng các loại phân chậm tan, cung cấp dinh dưỡng từ từ, kích hoạt rễ phát triển. Cần bón theo rìa trong của chậu (Bảng ).
Thành phần NPK đề nghị bón vào giá thể cho địa lan
1-3
|
4-6
|
7-9
|
10-12
|
|
Cây < 24 tháng tuổi
|
30-20-10
|
30-20-10
|
30-20-10
|
30-20-10
|
Cây > 24 tháng tuổi
|
20-20-20
|
20-20-20
|
20-20-20
|
20-20-20
|
Cây > 36 tháng tuổi
|
20-20-20
|
20-30-20
|
20-30-20
|
20-20-30
|
Số lần bón/tháng
|
1
|
1
|
1
|
1
|
Liều lượng 1 lần
|
Dùng 3 - 5 g/chậu theo tuổi cây
|
|||
Cách bón
|
Rải phân vào mép trong của thành chậu hoặc túi
|
(Nên sử dụng các loại NPK tổng hợp có dạng lâu tan, chậm tan quy đổi theo liều lượng nguên chất như trên)..
![]() |
Cơ chế và quá trình phân giải của phân CRF |
Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)