BÀI NỔI BẬT

Trồng Lan Cattleya

Cattleya Lan Cattleya có vẻ đẹp đài các, kiêu sa và đặc biệt có mùi hương rất quyến rũ đang trở thành thú chơi thượng đẳng của những n...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Orchids. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Orchids. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Vỏ thông (Fir Bark)

Giá thể trồng lan - Vỏ thông
Vỏ thông (Fir Bark) thông dụng hơn các loại giá thể khác, rẻ tiền, dễ mua, giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người dùng. 

Giá Thể Trồng Lan

Giá thể trồng lan
Mỗi loại lan cần một chất liệu trồng khác nhau và mỗi chất liệu lại cần một cách tưới bón thích hợp. Phong lan không thể dùng những chất liệu trồng cho địa lan hay ngược lại. Loại lan cần nhiều nước không thể dùng chất liệu mau khô được...

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

PHI ĐIỆP VÀNG ( Dendrobium aduncum )

Dendrobium chrysanthum
Phi Điệp Vàng (Dendrobium chrysanthum), còn gọi là Long nhãn, Long nhãn dây (tên gọi khác của một số vùng). 

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐỊA LAN CƠ BẢN NHẤT ( MENU ).

Địa lan trong rừng tự nhiên
Trồng và chăm sóc cây địa lan là mối quan tâm của nhiều người, một số bài viết sau chia sẻ cách thức cơ bản để trồng và chăm sóc nó :

BỆNH HẠI CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 4 ( Bệnh thối vi khuẩn )

Pseudomonas gladioli

Bệnh thối vi khuẩn, dựa vào màu sắc vết bệnh có thể chia thành 2 triệu chứng bệnh khác nhau: bệnh thối nâu đen và bệnh thối nâu vàng.

BỆNH HẠI CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 3 (Bệnh thán thư - Colletotrichum spp )

Colletotrichum spp.
Bệnh thán thư do nấm colletotrichum sp là bệnh hại rất phổ biến trên nhiều loại cây ở nước ta, những cây thường bị bệnh gây hại nặng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây đến năng suất và phẩm chất . Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Triệu chứng bệnh trên các cây nói chung tương tự nhau.

BỆNH HẠI CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 2 (Bệnh thối chồi non và giả hành do nấm Fusarium sp)

Fusarium sp
Bệnh thối chồi non và giả hành do nấm Fusarium sp có đặc điểm triệu chứng:

- Trên lá: Lá bị bệnh có sự chuyển màu trên các mô lá còn non từ xanh chuyển sang vàng nâu, cong queo, dị hình. Ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe không rõ ràng. Khi thời tiết ẩm, trên mô bệnh xuất hiện những sợi nấm trắng như tơ nhện.

- Trên giả hành: Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ, bẹ lá ôm giả hành có màu nâu đen, ấn nhẹ giả hành bị nhiễm bệnh vẫn cứng, sau đó vết bệnh lớn dần làm khô tóp đoạn thân gần gốc và cổ rễ, thân gốc có màu đen. Khi xẻ dọc giả hành, mô bệnh có màu vàng cam sũng nước, có mùi hôi nhẹ nhưng không thối nhũn. Cây con thường chết sau 2-3 tuần bị nhiễm bệnh.

Biện pháp phòng trừ:

Không dùng cây giống tách từ chậu có triệu chứng bệnh, xử lý cây giống trước khi trồng, tiêu hủy triệt để cây bệnh, không dùng lại giá thể cũ.

Các chậu cần được cách ly với mặt đất bằng màng phủ hoặc bạt có kê gạch, đá

Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Iprodine, Thiophanate-Methyl, Metalaxyl + Mancozeb phun vào gốc theo liều lượng khuyến cáo.

BỆNH HẠI CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 1 ( Bệnh thối chồi non và hư giả hành do nấm Phytophthora sp )

Bệnh thối chồi non và hư giả hành do nấm Phytophthora sp
Bệnh thối chồi non và hư giả hành do nấm Phytophthora sp có một số đặc điểm triệu chứng:

- Giả hành: Có bẹ lá gần ngọn bị hư với màu nâu đen. Khi xẻ dọc, mô bên trong giả hành bị thâm đen ở gần gốc, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe khá rõ ràng, có mùi hôi nhẹ nhưng không thối nhũn.

- Chồi và phát hoa: Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ dạng hình bất định, ủng nước màu nâu đen, bệnh có thể hình thành dịch trong điều kiện có ẩm độ cao (giọt nước, giọt sương, mưa phùn) và nhiệt độ thấp (trên dưới 200C), ở gốc phát hoa không nhày nhưng vẫn úng nước và ngửi có mùi hôi nhẹ. Thời tiết khô, vết bệnh khô lại và có màu xanh đen, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe được phân biệt khá rõ ràng.

Sự phát triển của bệnh theo qui luật: từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Có thể dùng tay rút phát hoa hoặc chồi bệnh lên một cách dễ dàng.

- Biện pháp phòng trừ:

Hạn chế ẩm độ bằng chế độ tưới hợp lý, lợp mái che mưa làm giảm lượng mưa trực tiếp xuống chậu cây, không đặt cây quá dày, tiêu hủy cây bệnh, chậu bệnh triệt để.

Sử dụng thuốc Chitosan (Biogreen 4.5 SL) để phòng trừ bệnh. Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ: Matalaxyl + Mancozeb; Fosetyl –Aluminium, Metalaxyl

SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 4 (Ốc sên, nhớt: Zonitoides arboreus, Achatina fullica Deroceras laeve)

ỐC SÊN
Ốc sên, nhớt: Zonitoides arboreus, Achatina fullica Deroceras laeve

Tập tính sinh sống và gây hại: Sên, nhớt cắn phá rễ non, chồi non và nhất là các phát hoa.

Biện pháp phòng trừ:

Để phòng trừ, tốt nhất nên kết hợp các biện pháp sau:

- Rải vôi bột trên mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây (khi hoa bắt đầu xổ bao), và rải quanh vườn lan 2-3 tháng một lần.

- Bắt giết khi sên nhớt ra ăn vào khoảng 8 giờ tối và vào lúc sáng sớm. Có thể dùng vài loại rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng.

- Để bảo vệ cành hoa, khi hoa sắp xổ bao, dùng 1 túm bông gòn cột chặt quanh gốc cành hoa, có thể dùng 1 tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành 1 cái phễu với phần đáy quay lên trên, dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên, nhớt bò lên theo cành hoa và lọt vào đáy phễu, chúng không thể tìm được cách bò qua thành phễu để lên phía trên nụ hoa.

* Trong việc dùng thuốc trừ sâu, cần chú ý dùng đúng liều lượng, nồng độ đã khuyến cáo cho mỗi loại thuốc. Nên phun vào buổi chiều, sáng hôm sau phải tưới rửa lá, không nên phun vào lúc trời nắng gắt vì dễ làm cháy lá và nhất là các phát hoa. Có thể phun phối hợp thuốc phòng trừ sâu với thuốc phòng trừ nấm.

SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 3 (Rầy mềm - Myzus persicea)

Rầy mềm - Myzus persicea
Tập tính sinh sống và gây hại:

Chúng thường bám và chích hút ở đọt non, mầm hoa và nụ hoa. Rệp sáp và rệp nâu thường hay bám ở mặt dưới lá dọc theo 2 bên mép. Rệp chích hút làm lá, hoa bị lốm đốm nâu, lá dị dạng và không phát triển được hoàn toàn. Chúng còn là tác nhân gây bệnh virus

Biện pháp phòng trừ:

Có thể tham khảo sử dụng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Emamectin benzoate, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran…

SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 2 (Nhện đỏ -Tetranychus tricatus)

NHỆN ĐỎ
Nhện đỏ (Tetranychus tricatus) trưởng thành rất nhỏ, hình bầu dục, dài 0,5mm, màu đỏ hồng,có 8 chân, di chuyển nhanh, trứng rất nhỏ, hình bán cầu, màu đỏ sẫm, nhìn qua kính phóng đại thấy chính giữa quả trứng có 1 sợi ngắn thẳng đứng.Nhện non giống trưởng thành màu hống.

SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHO ĐỊA LAN 1 (Bọ trĩ)

Bọ trĩ : (Thrips)
Bọ trĩ : (Thrips) Là loại côn trùng nhỏ rất khó nhìn bằng mắt thường. Trưởng thành dạng thon có màu vàng đậm hoặc nâu đen. Trứng nhỏ màu vàng nhạt thường đẻ ở búp. Trĩ non hình dạng giống trưởng thành có màu trắng vàng đến vàng, không có cánh.
có tập tính sinh sống và gây hại

VỆ SINH VƯỜN ĐỊA LAN

Vệ sinh vườn, giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ngăn ngừa các tác động bất lợi khác xảy ra trong vườn.

+ Thu nhặt các lá già, lá bệnh tiêu hủy

+ Cách ly cây bệnh, chậu bệnh

+ Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ.

Trên địa lan, vi rút gây bệnh thường lây nhiễm qua vết thương, vết cắt khi chăm sóc, vì vậy dụng cụ làm vườn, dao kéo, cần khử trùng thương xuyên trong lúc làm việc.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Hoàng thảo vạch đỏ ( Dendrobium ochraceum)


Một trong những loài hoa lan thuộc chi Dendrobium được đưa vào sách đỏ Việt Nam, Lan hoàng thảo vạch đỏ Dendrobium ochraceum xứng đáng được mệnh danh là nữ hoàng sắc đẹp của các loài hoa lan thuộc chi lan này. Cụm hoa nổi bật, gồm 1 hoa, ít khi 2 hoa, mọc ở nách lá trên thân còn lá. Lá bắc hình tam giác, dài 0,8cm, phủ lông ngắn màu đen. Hoa màu vàng, đường kính 3 - 4cm. Lá đài và cánh hoa hình mác, quăn, dài 2,5 - 2,7cm, rộng 0, 6 - 0,8cm. Với chiếc cằm hình cựa dài 2,2 - 2,4cm, cánh môi dài 2,5 - 2,7cm, rộng 2 - 2,4cm, màu vàng chia 3 thùy, ở giữa có 3 đường ống dọc, thùy bên hình bán nguyệt, có nhiều gân màu đỏ, thùy giữa hình nêm, đầu lõm, mép gấp nếp kiểu lượn sóng. Trụ dài 0,5cm, màu trắng, ở gốc có gân dọc màu đỏ, răng trụ hình tam giác, đầu tù. Nắp hình mũ, đỉnh có một đường sống ngắn. Hiện nay chúng là một trong những loài lan bị săn tìm ráo riết bởi các nhà vườn nuôi trồng và những nhà sưu tầm lan không chỉ ở Việt Nam. Mặc dù số lượng ít, hiếm nên chúng càng trở nên hiếm hơn ngay cả trong tự nhiên. Việc bảo tồn nữ hoàng sắc đẹp của loài Lan hoàng thảo vạch đỏ Dendrobium ochraceum đang là một cuộc chiến không cân sức.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Vanda tên là Tan Chay Yan

Vanda Tan Chay Yan được lấy tên Tan Chay Yan (1870-1916) là một thương gia trồng cao su và nhà từ thiện người Ma Lai.
Vanda Tan Chay Yan khá nhiều màu, đẹp bền và nở nhiều lần trong năm.
( Ảnh sưu tầm trên Internet )

KIẾM TIÊN VŨ

Kiếm Tiên Vũ thật dễ tính với cái nắng nóng phương Nam. Kiếm Tiên Vũ sống tự nhiên, hoang dại, cho đời những bông hoa đẹp mà chẳng hề đòi hỏi

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

LAN HỒ ĐIỆP

Chi Lan hồ điệp (danh pháp: Phalaenopsis Blume (1825)), viết tắt là Phal trong thương mại, là một chi thực vật thuộc họ Lan chứa khoảng 60 loài. Đây là một trong những chi hoa lan phổ biến nhất trong thương mại với việc phát triển nhiều loài lai nhân tạo.

Các loài lan hồ điệp bản địa của khu vực Đông Nam Á đến vùng núi Himalaya và các đảo Polillo, Palawan, Zamboanga del Norte của Mindanao thuộc Philippines và bắc Úc.

LAN HẢI YẾN

Lan hải yến – Rhynchostylis coelestis có nguồn gốc ở Đông Nam Á và có thể được tìm thấy ở Thái Lan, Ấn Độ và Miến Điện. Lan hải yến có thói quen tăng trưởng giống như lan Vanda với lá cứng cáp và cong xuống dưới. Hoa màu trắng tím xuất hiện trong mùa hè và có mùi thơm. Những bông hoa của lan hải yến lâu tàn và cây dễ trồng như miễn là có đủ ánh sáng.